Viêm cột sống dính khớp

Tên tiếng anh: Ankylosing Spondylitis or Rheumatoid spondylitis.
Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng, hay giữa cột sống và xương chậu của bạn. Đôi khi hiện tượng viêm cũng được ghi nhận ở các vị trí khớp khác như khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ…

VCSDK phổ biển ở nam giới hơn nữ giới.

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính gây ra viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy cả yếu tố di truyền gia đình và các yếu tố tác động từ môi trường sống đều có mối liên hệ tới bệnh VCSDK.

Những triệu chứng ban đầu của VCSDK thường là: đau mỏi cột sống và vận động cột sống không được linh hoạt. Do đó bạn sẽ thấy khó ngồi xổm, cảm giác đau khi muốn thay đổi tư thế ngồi. Những triệu chứng này thường bắt đầu ở độ tuổi cuối giai đoạn vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Bệnh sẽ tiến triển âm thầm theo thời gian cùng với đó bạn sẽ thấy cảm giác đau tăng dần lên, rồi các khe khớp cột sống dần dần bị thu hẹp lại, do đó sự vận động cột sống trở nên khó khăn hơn. Cảm giác đau ở mỗi người bệnh rất khác nhau, một số người các cơn đau đến rồi đi trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có bệnh nhân các cơn đau mỏi kéo dài liên tục. Cảm giác đau thường tăng vào cuối ngày. Một số bênh nhân có cảm giác tăng thân nhiệt, người cảm thấy nóng nhưng khi đo nhiệt độ cơ thể thì không có hiện tượng sốt (thân nhiệt không quá 37 độ 5).

Chính vì những biểu hiện bệnh giai đoạn đầu khá lờ mờ và không rõ ràng cho nên bênh nhân thường chủ quan và chỉ được chuẩn đoán bệnh khi bệnh ở giai đoạn cấp.

  • Dính khớp cột sống ngoại biên: dính khớp háng, khớp gối làm hạn chế vận động, dính khớp cột sống gây gù, dính khớp xương ức với sụn sườn gây cứng lồng ngực, hạn chế chức năng phổi.
  • Loãng xương, nguy cơ gãy xương: Viêm cột sống dính khớp làm mất khoáng xương, gây loãng xương, nguy cơ gãy xẹp hoặc gãy lún đốt sống.
  • Viêm màng bồ đào: Người bệnh có thể đột ngột bị đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Các biến chứng khác: Viêm ruột mãn tính, viêm van động mạch chủ.

Triệu chứng viêm cột sống dính khớp

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường khá lờ mờ nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám và chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cấp, có biểu hiện rõ ràng.

Triệu chứng sớm nhất có thể thấy là các cơn đau tại vùng lưng, cột sống thắt lưng kéo dài trên 3 tháng, đau khi muốn thay đổi tư thế, đau nhiều vào ban đêm, sáng sớm.

Cứng cột sống, hạn chế vận động vùng thắt lưng khi cúi ngửa, nghiêng hoặc xoay, ngồi xổm khó.

Có biểu hiện của viêm khớp ngoại biên như sưng đau kéo dài khớp háng, khớp gối… nhưng không rõ nguyên nhân.

Bất thường về tư thế: ưỡn cột sống cổ, gù cột sống lưng, khom lưng ra phía trước.

Các biểu hiện ít gặp hơn: viêm kết mạc, tiêu chảy, đau bụng, loãng xương…

Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp

Cho đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27. Có tới 90% trường hợp bệnh có sự hiện diện của HLA-B27.

Theo khảo sát với các đối tượng thuộc chủng tộc và sắc tộc khác nhau, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp nhưng lại không mang gen HLA-B27 và đa số người có HLA-B27 cũng không bị bệnh này. Do đó, sự xuất hiện của gen HLA-B27 chỉ được xem là một yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm cột sống dính khớp.

Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng viêm cột sống dính khớp dựa trên các triệu chứng của người bệnh về các cơn đau vùng lưng, thắt lưng, tình trạng cứng cột sống và các bất thường về tư thế.

Chẩn đoán cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích xác định các dấu hiệu viêm như tăng tốc độ lắng máu, tăng CRP.

– Xét nghiệm kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27: Nếu xét nghiệm dương tính ở 80-90%, bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp.

– Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang nhằm xác định viêm khớp cùng chậu, tổn thương cột sống, viêm khớp háng, viêm điểm bám gân. Ở giai đoạn sớm, phim chụp X quang chưa phát hiện được tổn thương cấu trúc. Tiêu chuẩn này hầu như chỉ chẩn đoán được bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ MRI nhằm phát hiện sớm hơn các tổn thương cấu trúc và giúp khẳng định hoặc loại trừ bệnh viêm cột sống dính khớp.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm cột sống dính khớp thể cột sống cần phân biệt với bệnh Forestier trong khi thể phối hợp cần phân biệt với bệnh lao khớp háng

Chẩn đoán xác định

Chỉ chẩn đoán xác định bệnh viêm cột sống dính khớp khi có tiêu chuẩn X quang và ít nhất một yếu tố thuộc tiêu chuẩn lâm sàng.

Điều trị viêm cột sống dính khớp như thế nào?

Dùng thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm cột sống dính khớp, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách dùng để tránh dùng sai cách, sai liều và các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng viêm không steroid (celecoxib, meloxicam, diclofenac, etoricoxib…): Có tác dụng chống viêm, giảm đau. Thuốc có thể sử dụng trong thời gian dài nếu tình trạng viêm vẫn tiếp diễn. Lưu ý, có thể có một số tác dụng phụ trên tim mạch, dạ dày, thận.

Thuốc giảm đau (paracetamol hoặc các dạng kết hợp): Sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid.

Thuốc giãn cơ: eperisone, thiocolchicoside theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Tiêm corticosteroids tại chỗ áp dụng với trường hợp viêm các khớp ngoại biên kéo dài hoặc các điểm bám gân.

Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh-DMARD (sulfasalazine, methotrexat): Không áp dụng cho bệnh nhân thể cột sống đơn thuần. Sử dụng sulfasalazine với bệnh nhân viêm khớp ngoại biên.

Chế phẩm sinh học kháng TNFα: Sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid, áp dụng với các trường hợp không đáp ứng với điều trị thường quy.

Vật lý trị liệu

Duy trì chế độ vận động lành mạnh là phương pháp để ngăn bệnh viêm cột sống dính khớp tiến triển nặng hơn. Chế độ luyện tập hợp lý giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho các khớp, cải thiện tư thế của người bệnh. Bệnh nhân có thể tự luyện tập tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc đến các cơ sở điều trị vật lý trị liệu với sự giám sát chặt chẽ về cường độ luyện tập của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp háng khá phổ biến đối với người bị viêm cột sống dính khớp. Thay khớp háng chỉ được chỉnh định trong trường hợp bệnh nhân bị đau kéo dài, hạn chế vận động, không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Đồng thời, có thể nhận thấy sự tổn thương cấu trúc khớp nghiêm trọng trên phim chụp X-quang.

  • Phẫu thuật chỉnh hình cột sống: Áp dụng khi cột sống biến dạng do viêm.
  • Ngoài ra, các trường hợp bị viêm cột sống dính khớp dẫn đến gãy đốt sống cấp tính cũng được xét chỉ định phẫu thuật.

Thực tế, điều trị viêm cột sống dính khớp phụ thuộc vào thuốc và mang tính chất lâu dài. Vì vậy, bạn nên đưa người bệnh đến khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ cụ thể. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng mà không có chỉ định của bác sĩ, tránh gây hại cho sức khỏe.

————————————————————————————–
TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HOÀI ANH TP.THÁI BÌNH
🌀 Địa chỉ: 615, đường Lý Bôn, TP. Thái Bình
🚌Google map:
⏰Thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h – 19h
⏰Thứ 7 và chủ nhật: Từ 8h -18h
☎️Call,Zalo: 097.531.1000 – 0989.971.456

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975.311.000
Liên hệ